Viêm tắc động mạch chi là gì?
Viêm tắc động mạch chị là căn bệnh có thể dẫn đến hoại tử và cắt bỏ toàn bộ chân hoặc tháo khớp phần tắc. Viêm tắc mạch chi chủ yếu sảy đến ở phần chi dưới, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu không được xử lý sớm.
Triệu chứng viêm tắc động mạch chi?
Có nhiều triệu chứng nhận biết viêm tắc động mạch chi như; thiếu máu mãn – bán cấp – hay cấp tính ở đầu ngón chân. Biểu hiện nhận biết qua hình thái màu sắc của chân như; xanh tái khi làm việc hoặc thay quần. Rối loạn cảm giác chi (paresthesia), Liệt vận động (paralysis)…
Triệu chứng lâm sàng được mô tả bởi 6 chữ P:
Pain: Đau
Pulselessness: Mất mạch
Pallor: Nhợt
Paresthesias: Dị cảm
Paralysis: Mất vận động
Poikilothermia: Lạnh bên chi tắc mạch.
Nguyên nhân viêm tắc động mạch chi?
Bệnh có 3 nguyên nhân chính gồm; do cục máu đông từ vị trí khác chạy xuống, do huyết khối hình thành trên mạch máu, do chấn thương mạch máu.
Cục máu đông chạy xuống:
Đây là nguyên nhân chính, chiếm đến 90% các căn bệnh viêm tắc động mạch chi dưới. Bệnh sảy đến chủ yếu do nhồi máu cơ tim, phình vách liền thất, u nhầy nhĩ trái, và một số bệnh lý van tim khác.
Huyết khối hình thành:
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính hình thành huyết khối, có thể biểu mô hoá hoặc tổ chức hoá làm hẹp lòng mạch, dần dần gây tắc lòng mạch. Ngoài ra các bệnh lý như bóc tách động mạch chủ, đa hồng cầu, phình động mạch, tăng tiểu cầu …
Chấn thương mạch máu:
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp ở bệnh tắc mạch chi dưới khi xảy ra chấn thương mạch máu, va chạm giập mạch máu, gây phù nề, chèn ép động mạch.
Mức độ thiếu máu?
+ Giai đoạn 0: Không có T2
+ Giai đoạn 1: Tương ứng có 1 T2 trên chụp ĐM, song không có biểu hiện lâm sàng.
+ Giai đoạn 2: Tương ứng thiếu máu chức năng (có đau cách hồi). Cần phải chia nhỏ giai đoạn này làm 3:
Giai đoạn 2 nhẹ : đau cách hồi khi đi > 300m, không có di chứng trừ khi có 1 đau do T2 trên cao.
Giai đoạn 2 vừa: đau khi đi 100 – 300m, có di chứng
Giai đoạn 2 nặng: đau cách hồi nặng, đi < 75 m (nhiều khi không quá 10-20m) – Coi như giai đoạn chuyển tiếp sang giai đoạn 3.
+ Giai đoạn 3: đau liên tục, ngay cả khi nằm, kéo dài trong nhiều tuần, cản trở giấc ngủ trong phần lớn đêm, buộc bệnh nhân phải ngủ trên ghế fauteuil -> cải thiện phần nào tưới máu ĐM chi dưới, nhưng dẫn đến phù -> không thuận lợi cho tuần hoàn chung của chi.
+ Giai đoạn 4: xuất hiện các rối loạn dinh dưỡng da, hoại tử. Nó có thể ở các đầu ngón -> nên không phải luôn là các biểu hiện xấu, trừ khi kèm nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó có 1 ý nghĩa xấu nếu nó tiếp theo với giai đoạn.
Mức độ nghiêm trọng?
Giai đoạn I: Người bệnh chưa mất cảm giác, vận động cơ còn tốt. Kiểm tra còn có mạch. Giai đoạn này không đe dọa cắt cụt chi ngay lập tức và có thể bảo tồn được.
Giai đoạn IIa: Người bệnh không yếu cơ (còn vận động tốt) nhưng đã mất cảm giác ở đầu chi (như ở ngón chân). Những trường hợp này có thể bảo tồn chi, tuy nhiên cần theo dõi rất sát.
Giai đoạn IIb: Người bệnh đã mất cảm giác chi, phía trên các ngón chân, có liệt nhưng không hoàn toàn. Đây là trường hợp cần cấp cứu không thể trì hoãn, chỉ có thể bảo tồn chi nếu điều trị can thiệp ngay lập tức.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn cuối với biểu hiện liệt và mất cảm giác hoàn toàn chi. Khi bệnh nhân trong giai đoạn này, sẽ không thể bảo tồn chi, bắt buộc phải cắt cụt chi tránh tử vong do nhiễm độc chi bị hoại tử.